Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
CÂU CHUYỆN VỀ NÀNG TÔ THỊ THỜI NAY!
Nàng Tô Thị thời xa xưa thì đau khổ bồng con lên núi ngóng chồng rồi hóa đá. Nàng Tô Thị thời hiện đại thì chồng đi tù vì tội loạn luân, xóm làng kinh sợ khinh rẻ đến mức chuyển làng đi nơi khác… Hết nước mắt rơi rồi nuốt nước mắt vào trong lòng, nàng Tô Thị hiện đại bồng con đi thăm chồng, chờ ngày chồng – em trai về đoàn tụ.
Trong ký ức của mình, chàng thanh niên Đinh Văn Miên (SN 1953, ngụ huyện An Lão, tỉnh Bình Định) không rõ cha mẹ đẻ của mình là ai, chỉ được cha mẹ nuôi kể rằng tình cờ gặp cậu lang thang trong rừng khi chưa đầy 5 tuổi đầu. Tuổi thơ qua nhanh với những ngày tháng theo cha mẹ lên rừng, hơn 10 tuổi thì tham gia du kích bắc việt của cộng sản việt nam. Năm 1975, khi đất nước được Hồ chí Minh vay mượn vũ khí của trung cộng và tổng tấn công lấy miền Nam và cho là thống nhất rồi Miên được cử đi học tại trường dạy nghề Tây Sơn.
Truyền thuyết Tô Thị thành sự thật
Cuộc đời của chàng thanh niên đã đổi thay khi tình cờ gặp cô bạn cùng trường Đinh Thị Miễu (SN 1951, cùng ngụ Bình Định) trước cổng trường. Gặp lần đầu nhưng ấn tượng khó phai, chàng thanh niên không quên được cô gái có nụ cười tươi như đóa hoa pơ – lang trên rừng, dáng người tròn trịa chắc lẳn, giọng nói dịu dàng. Có lẽ duyên trời cũng đã định, cô gái cũng thầm yêu trộm nhớ chàng trai hiền hòa, lại còn có cái tài hát hay, tài hoa chơi giỏi các loại đàn pơ – rưng, pơ – ring…
Gặp lần thứ hai, biết chuyện cô gái cũng là trẻ mồ côi từ tấm bé, được cha mẹ nuôi đưa về nhà khi gặp cô sống vất vưởng sau một trận càn quét máy bay của Mỹ, hai người càng cảm thấy đồng cảm, thương nhau hơn. Bạn bè biết chuyện ai cũng vun vào, lại còn tấm tắc khen: “Ông Trời cho chúng mày lấy nhau nên mới tình cờ gặp nhau như thế, có hoàn cảnh giống nhau đến thế, có gương mặt hao hao nhau như thế”.
Khi cái bụng đã ưng, lòng đã thuận, theo phong tục tập quán của người H’rê cô sơn nữ Miễu “bắt” chàng Miên về làm chồng. Hai người về chung sống với nhau hạnh phúc tại nhà người cậu (thôn 6, xã An Trung), rồi sinh hạ người con gái đầu tiên.
Đến khi mang bầu đứa con thứ hai, cặp vợ chồng quyết định chuyển về lại mảnh đất ngày xưa cha mẹ người vợ để lại để tạo lập cuộc sống gia đình riêng. Ngày ngày chồng lên rừng đốn củi, săn bắn, vợ lên nương hoặc ở nhà trông con, nấu cơm chờ chồng, cuộc sống bình yên tưởng sẽ mãi mãi bao trùm lên mái nhà của cặp vợ chồng hạnh phúc.
Ngôi nhà của cha mẹ cô Miễu để lại ngày xưa vốn là vùng đã từng chịu nhiều trận bom, càn quét của Mỹ, người trong làng ly tán khắp bốn phương. Chiến tranh kết thúc, người làng lẻ tẻ trở về định cư lại trên mảnh đất quê cha đất tổ, người thì dù đã ở nơi khác nhưng vẫn cố gắng một lần về thăm lại quê hương. 12 năm sau ngày cưới nhau, một ngày đi trên đường làng, anh Miên bất ngờ thấy một người lạ mặt nhìn chằm chằm mình rồi lao đến chặn đường, khóe mắt rưng rưng: “Có phải cháu tôi đấy không?”.
Trời đất đổ sụp xuống đầu khi đưa người chú về nhà, vừa chỉ vào vợ giới thiệu: “Vợ cháu đây”, người chú đã đứng như trời trồng: “Trời ơi, con Miễu”. Người run lẩy bẩy, ông chú mất hồn chỉ lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại: “Có tội với trời đất rồi các con ơi, vợ chồng chúng mày là chị em ruột đấy.Thì ra đó là một người bà con của Miên, sau hàng chục năm bỏ làng vào Nam sinh sống nay về quê, chỉ nhìn anh thoáng qua đã khẳng đinh: “Nó giống bố nó – anh trai tôi như lột”.
Hết hoảng hồn, đau đớn, căm giận rồi cảm giác bán tín bán nghi, người chồng quyết định đi lại các nơi để xác minh sự thật. Ông Miên kể lại: “Khi biết tin, không tin nổi vào tai mình, tui đã cất công lặn lội mấy ngày trời đi bộ sang làng cũ để hỏi bố mẹ nuôi, xác minh lý lịch và dò hỏi các bô lão trong làng về thân phận thật. Rồi tui lại sang nhà mẹ nuôi của vợ gặng hỏi từng chi tiết”.
Ráp nối các tình tiết, dữ kiện lại với nhau, mọi người có thể khẳng định 100% họ là chị em ruột. Đó là lý do khiến khuôn mặt họ giống nhau như đúc, chứ không phải “duyên trời định” như ngày mới gặp nhau nhầm tưởng.
Ông Miên kể lại: “Lúc ấy, tui tưởng như không thiết sống nữa, tui đã phạm một cái tội tày đình không thể nào tha thứ được. Nhưng nghĩ lại thương chị, cũng chính là thương vợ, và hơn hết thương hai đứa con. Mọi chuyện đã lỡ mất rồi.Cả làng khiêng nhà sàn, dời làng đi “tránh họa”
Ở khắp nơi vang dậy tin đồn, những sự ghẻ lạnh, sự phê phán, chửi rủa, xa lánh khiến tui chán nản. Tui vừa chống chọi với nỗi đau khổ vì số phận oan nghiệt, vừa đối diện với lương tâm của mình, trước vong hồn cha mẹ đã khuất và trước miệng lưỡi của dân làng.
Có lúc nghĩ mình đã kiệt sức, suy nghĩ khiến đầu đau như búa bổ và muốn thiếp đi rồi không trở dậy nữa. Số phận trớ trêu, tui và bà ấy đã có hai đứa con, giờ có nói gì thì sự việc cũng đã như vậy. Tui đau đớn lắm, vì gặp phải nghịch cảnh của số phận như thế này.
Nhưng tui không thể bỏ mẹ con bà ấy được, không có tui họ sẽ không thể nào sống…” Nhắc đến chuyện cũ, đôi mắt ông rưng rưng ngấn lệ, khuôn mặt với những nếp nhăn nheo ép lại vào nhau hằn lên.
Không chỉ là nỗi đau với gia đình vợ chồng Miên – Miễu, sự kiện này còn là một thảm họa với buôn làng. Với người dân tộc H’rê thì loạn luân là tội “tày đình”, làng sợ rằng họ sống với nhau sẽ gây họa cho cả làng khiến mùa màng thất bát, dịch bệnh chết người và họ tin rằng phụ nữ sẽ sinh ra những đứa con mang hình dáng quái thai. Họ cho rằng vợ chồng Miên – Miễu sẽ mang đến những điều không may, xui rủi cho cả làng.
Những ngày ấy, dân làng sống trong nỗi nơm nớp lo sợ vạ lây. Dân làng quyết định mời một thầy cao tay nhất vùng về cúng heo, gà, làm lễ cúng to nhất trong lịch sử để xua đi “con ma” đang ám trong người hai chị em. Đến bây giờ già làng Đinh Văn Bê (73 tuổi) vẫn nhớ chuyện cũ: “Sự việc xảy ra đã khiến cho cả làng sợ hãi, sống trong nỗi nơm nớp lo sợ, bà con phản ứng gay gắt, phản đối không cho hai chị em ở chung.
Vì phong tục tập quán của bà con người H’rê ta không cho phép làm như vậy, hành động loạn luân là trọng tội. Chị em ruột cùng huyết thống không được lấy nhau, như thế là giày xéo lên tập tục của làng, sẽ mang họa cho làng đồng thời họ sẽ sinh ra những đứa con không nguyên vẹn”.
Thuyết phục không được, chửi bới không xong, có nguyền rủa thì vợ chồng ông Miên, bà Miễu vẫn ở với nhau. “Trời không chịu đất thì đất chịu trời”, sau nhiều đêm họp bàn nát nước bên đống lửa, nhiều ngày bỏ nương bỏ rẫy tìm cách tách cặp vợ chồng loạn luân ra mà không được, làng đi đến một quyết định lịch sử: Cả làng rủ nhau di chuyển làng đến nơi khác sinh sống.
Dân trong làng tập trung khiêng nhà sàn xuống vùng phía dưới cách xa ngội nhà của cặp vợ chồng phạm tội “loạn luân” nhiều cây số để tránh điềm không may. Ngôi làng trở thành “làng chết” chỉ còn trơ trọi lại ngôi nhà của cặp vợ chồng – chị em.
“Dù có chết tao cũng không bỏ”
Dân làng chưa buông tha. Thấy cặp vợ chồng biết việc mình mắc tội “loạn luân” nhưng vẫn sống chung với nhau mặc cho sự phản ứng của dân làng, cả làng không ai là không tức tối: “Truyền thống của người H’rê ta có cả ngàn năm nay, vậy mà chúng nó không chịu tuân theo hay sao, chúng nó coi thường cả làng hay sao?”.
Sự việc ngày càng căng thẳng khi người dân kéo nhau tới cơ quan chức năng, đòi chính quyền phải giải quyết không cho hai chị em sống chung với nhau nữa. Những cán bộ có thẩm quyền choáng váng, không tin nổi vào tai mình và ngay lập tức mở những “cuộc vận động”.
“Già làng đến nói vẫn không nghe, những người bà con thân quen đến khuyên nhủ vẫn không được, cán bộ đến cấm đoán vẫn trơ trơ, thôi thì đã dùng tình hết lẽ mà vẫn không được thì phải dùng lý, dùng luật để xử thôi”, một bô lão trong làng nhớ lại.
Năm 1988, phiên tòa hình sự lưu động xử vụ án loạn luân được mở ra tại xã, toàn bộ dân làng từ đứa bé ẵm ngửa đến các cụ già lụ khụ đều đến theo dõi, chưa kể hàng trăm người dân đồng bào dân tộc các vùng lân cận tò mò với vụ án “kỳ lạ đến cả đời người chưa chắc gặp 1 lần”.
Chủ tọa phiên tòa phân tích: “Luật đã quy đinh “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra thì không được lấy nhau: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba”. Vợ chông ông Miên, bà Miễu đã vi phạm luật pháp của Nhà nước.
Mặc dù là chị em ruột nhưng ông Miên, bà Miễu đã chung sống với nhau và sinh ra các thế hệ con cái, đồng thời khi phát hiện sự việc vợ chồng không chịu cách ly, từ bỏ mà vẫn tiếp diễn mối quan hệ này. Theo luật hình sự thì đó là tội loạn luân và “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Trong phiên tòa hôm ấy, HĐXX đã khuyên giải cho đôi vợ chồng hiểu về phong tục, đạo đức, để họ có thể hiểu rằng luật pháp Việt Nam không cho phép anh chị em ruột cùng huyết thống trước đời thứ bốn lấy nhau. Trước những lời khuyên giải ấy, bị cáo vẫn một mực nguây nguẩy lắc đầu: “Dù có chết tao cũng không bỏ”.Thế nhưng như “nước đổ đầu vịt”, đứng trước phiên tòa, người em trai vẫn cố “cãi sống cãi chết” : “Dù cán bộ có bắt tao ở tù thì cái bụng tao vẫn thương nó thôi! Lỡ có hai đứa con rồi, dù chết tao cũng không bỏ nó, không sống xa nó”.
Người vợ trong phiên tòa cũng ngất lên ngất xuống khi nhất quyết không chịu từ bỏ người chồng, người em trai của mình, đòi níu lấy người chồng – người em đứng trước vành móng ngựa. “Tui không cho ông ấy cách ly. Chúng tôi không cố ý vì cha mẹ mất sớm, chúng tôi không nhận ra nhau nên mới xảy ra chuyện này.
Nếu còn một bố hoặc mẹ thì không như vậy đâu. Bây giờ chúng tôi đã có con nữa, không thể bỏ được! Có chết cũng không được”, bà Miễu ngậm ngùi kể lại.
Kết thúc phiên tòa năm ấy, bị cáo Miên nhân mức án hai năm tù giam. Ông Miên tâm sự: “Thật sự lúc đầu tui cũng muốn bỏ bà ấy lắm vì nhục nhã và đau khổ quá, đời chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào hoàn cảnh éo le đau đớn như vậy. Nhưng bây giờ tui bỏ chị thì chị không thể lấy ai khác, một mình hai đứa con bà ấy không thể nuôi nổi, đó là con tui mà…
Tui thương chị, vì đó là chị và là vợ tui, đã lỡ lầm rồi thì thôi. Bây giờ chị tui không thể nào lấy bất cứ một ai khác vì đã phạm tội tày trời này rồi. Bà ấy chỉ có đường ở vậy mà thôi. Dù tui có lấy vợ khác cũng không thể nào hạnh phúc được, mỗi lần có chuyện gì vợ mới sẽ đem chuyện đó ra nói thì nhục nhã lắm. Như thế thì tui và chị sẽ bị xúc phạm, mất hết tình cảm đã có. Thôi thì…”. Nói rồi ông bỏ lửng giữa câu, quay mặt đi chỗ khác, nhìn về phía dòng sông nước chảy xiết như lòng người.
(Sưu tầm- 02.11.2011)
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
NHẠC THU Mùa thu- Mùa của lá vàng rơi xào xạc. Mùa của những đôi bàn tay tìm đến nhau, siết chặt và truyền cho nhau tất cả hơi ấm, tình yêu thương. Mùa của những nỗi nhớ, những hoài niệm khi những đôi lứa ngậm ngùi khi xa cách. Xin gửi đến tất cả quý zị đã từng yêu, đang yêu và sẽ yêu những bản nhạc chuyên đề về MÙA THU để chúng ta có dịp hoài niệm, chăm sóc và sẽ vun đắp tình yêu ngày càng thêm lãng mạn, bền vững. Xin cám ơn!
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG NÈ BÀ CON! Ở tại ngã 3 của một ngôi làng nọ có 2 ông thần giống nhau như đúc và là bạn của nhau mà không ai có thể phân biệt được: một ông chuyên nói thật, một ông chuyên nói láo và 2 ông này biết tính tình lẫn nhau. Khách đi đường, khi đến ngã 3 sẽ có 2 hướng để đi tiếp : 1 hướng sẽ lên thiên đàng và 1 hướng sẽ về với địa ngục ( đại loại là như vậy nha bà con). Không ít vị khách đã về với địa ngục vì đã lỡ hỏi đường đi nhầm trúng vị thần nói láo. Thực ra chỉ cần một câu hỏi thôi cho một vị thần thì chúng ta chắc chắn 100% sẽ chọn được hướng đi lên thiên đàng. Câu hỏi đó là gì vậy các bạn? Dành 2 giải café nhạc cho 2 người giải đáp chính xác và nhanh nhất đó nha.
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Thư của một Cảnh sát Nhật gốc Việt
Xin chào anh Đào
Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.
Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.
Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.
Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.
Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây, dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả.
Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển.
Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa.
Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".
Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
Hà Minh Thành
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
LÊ UYÊN- PHƯƠNG VÀ MỐI TÌNH ĐỊNH MỆNH (Sưu tầm)
Hai thế giới
Chúng tôi bắt đầu câu chuyện từ ngày chị 16 tuổi, lứa tuổi đẹp nhất đời người với cái tên Lâm Phúc Anh. Ngày ấy chị được cha đưa từ Sài Gòn lên Đà Lạt học và ở nội trú tại ngôi trường nổi tiếng Virgo Maria. Vừa xinh đẹp, vừa giàu có, Phúc Anh được nhiều chàng trai thầm thương trộm nhớ. Ấy vậy mà trời xui đất khiến thế nào nàng lại gặp và yêu đắm say chàng nhạc sĩ mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo không biết sẽ ra đi lúc nào.
Cuộc gặp gỡ của họ không làm nhiều người bất ngờ vì năm ấy chàng là thầy giáo dạy triết và nhạc ở một số trường Đà Lạt, nàng là bạn của em gái chàng. Nhưng bất ngờ là tại sao họ lại có thể yêu đắm say khi hai người thuộc “hai thế giới” khác nhau. Những khi nàng có chuyện dẫu vui, dẫu buồn là y như rằng chàng trở thành “cái thùng” để chứa nỗi lòng nàng rồi cố vấn cho nàng bằng tất cả những gì có thể. Thật ra việc anh trở thành “cố vấn” không mấy khó khăn vì anh hơn chị đến 11 tuổi. Và không biết từ lúc nào, họ đã trở thành người trong mộng của nhau. Không lâu sau, vào một ngày thật đẹp trên một ngọn đồi thơ mộng tại Đà Lạt, chàng đã ngỏ lời yêu nàng. “Tôi yêu bởi cái tài và con người hiền lành, đạo đức, rộng lượng của anh. Nhưng yêu tha thiết hơn chính là vì căn bệnh hiểm nghèo của anh. Cuộc tình chúng tôi lãng mạn, đau đớn cũng bởi không biết một ngày nào đó cả hai sẽ chia lìa nhau. Chúng tôi yêu nhau nồng nàn và như thành một khối từng ngày, từng giờ cũng bởi cái chết luôn ám ảnh”, Lê Uyên nhớ lại.
Vẫn nghĩ tình yêu của họ chỉ khắc khoải đến thế vì căn bệnh, nhưng điều đau đớn hơn là gia đình Lê Uyên không chấp nhận cho con gái đến với một người sống nay chết mai như Phương (tên thật trên giấy khai sinh là Lê Văn Lộc - PV). Vì thế, một lần nữa, họ lại không được thấy mặt nhau mỗi ngày.
Trong thời gian về lại Sài Gòn năm 1968, để được gặp mặt, họ phải ngồi suốt ngày trong nhà ga Sài Gòn. Có khi bụng đói rã rời, chỉ có mẩu bánh mì nhỏ trong bụng, ấy vậy mà họ vẫn không lìa nhau. Họ sống như thế một tháng trời. Những lúc nhớ thương người yêu da diết, anh dành hết cho âm nhạc và vì thế những bài hát nhung nhớ trong tập Khi loài thú xa nhau đã ra đời trong hoàn cảnh chia lìa như thế.
Chia đôi cái tên
Khi người viết hỏi chị: ngày anh chọn cái tên Lê Uyên -Phương cho hai người, chị có nghĩ đến sự chia lìa mà không phải vì bệnh tật? Chị trầm ngâm: “Có thể là thế. Ban đầu tôi vẫn nghĩ đến sự chia ly đều nằm ở căn bệnh mà anh đang mang trong người. Cả hai từng nói với nhau rằng nếu không cần ăn, không cần ngủ thì chúng tôi cứ thế mà ngồi với nhau. Nhưng giờ đây nghĩ lại cũng thấy đúng khi cái tên chia làm đôi”.
Ngồi nhớ về anh, chị kể thêm: “Hãy quên một chút chuyện buồn để tôi kể về thời hoàng kim của Lê Uyên và Phương nhé. Chúng tôi may mắn được nhiều người ủng hộ chỉ sau đêm thứ hai đi hát chuyên nghiệp. Thật tình khi đến với nhau và hát cho nhau nghe, chúng tôi không nghĩ mình sẽ nổi tiếng. Cái tên Lê Uyên và Phương ra đời năm 1969 và đây cũng là năm mà tôi được anh “chia” cho nghệ danh Lê Uyên. Và một điểm nữa mà giờ tôi mới cảm nhận là cột mốc cuộc đời chúng tôi dường như gắn liền với con số 19. Sau đúng 19 đêm đi hát với 19 địa điểm, chúng tôi nổi tiếng ngay. Còn Phương (ông xã tôi) thì 19 ngày nằm trên giường bệnh, đã ra đi… ”.
Khi nhắc về những tình khúc Phương viết cho mình, Lê Uyên bảo dài lắm và kể phải mất một ngày mới hết. Tình yêu của họ dành cho nhau thật mãnh liệt: “Xin cho yêu em thật lòng/Xin cho yêu em thật lòng/Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng...” hay:“Em ơi! xin em, xin em dấu trong cơn nghẹn ngào/Những chiều buồn mưa lẻ loi... /Em ơi! xin em xin em nói yêu đương đậm đà... để rồi ngày mai cách xa”...
Ngày anh ra đi vào năm 1999 tại Mỹ vì bệnh ung thư phổi (không như dự đoán ban đầu là ung thư xương - PV), chị như người chết rồi. “Lúc anh mất, tôi đã chuẩn bị thuốc ngủ để theo anh. Tôi khóc từ sáng đến đêm khuya, ngày nào cũng khóc và ngay khi tôi định tìm đến cái chết bởi quá tuyệt vọng thì tôi cảm nhận được có điều gì đó từ anh không muốn tôi như vậy. Có thể anh đã xui khiến một người bạn gọi đến cho tôi. Tôi còn nhớ rất rõ đó là ngày thứ 50 anh mất. Tôi không ngờ người bạn ấy có thể nói được những lời mà trước đây anh từng nói với tôi: “Nếu như nhạc của anh không có mình (anh không gọi tôi bằng em mà gọi là mình) thì không biết phải làm sao. Mình không thể khóc hoài như vậy, mình phải sống và có bổn phận gìn giữ, đưa âm nhạc của anh thăng hoa”.
Giờ đây, đã hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày anh mất, Lê Uyên luôn ấp ủ một ngày chị sẽ về nước làm tour lưu diễn qua các vùng miền của quê hương. Ước nguyện này không phải chỉ của riêng chị mà còn là của anh lúc sinh thời.